Để đạt được kết quả cao trong kì thi Thpt Quốc gia sắp tới , thí sinh ngoài việc nắm hết các kiến thức cơ bản , ngữ pháp, từ vựng cơ bản chúng ta cần có những chiến lược ôn luyện bài thi tiếng anh cụ thể để có thể được kết quả cao.
Đặt ra mục tiêu và thang điểm mình mong muốn
Phần lớn các sĩ tử khi bước vào kỳ thi THPT thường lao vào làm đề và ôn tập trau dồi lý thuyết mà quên đi việc đặt mục tiêu. Việc đặt mục tiêu và thang điểm cho bản thân sẽ giúp bạn có được một lộ trình phù hợp. Thời gian được tiết kiệm và sử dụng một cách chính xác. hơn
Đặt ra mục tiêu
Mục tiêu, nguyện vọng của bạn là đỗ vào trường nào. Trường đó , chuyên ngành đó bạn thực sự mong muốn đạt được và giúp ích gì cho tương lai của bản thân. Việc học tiếng anh nếu muốn được thành công bạn phải xác định rõ bạn muốn gì? Và để đạt được nó bạn nên bắt tay vào làm việc đó như thế nào?
Học một ngôn ngữ đòi hỏi sự hiểu biết với hàng trăm vấn đề ngữ pháp khác nhau , từ vựng , kiến thức, việc đặt mục tiêu để bạn luôn tập trung để không bị phân tâm lo lắng về nhiều thứ phải học trong tương lai.
Thang điểm cần đạt được?
Thang Điểm : Số điểm mà bạn mong muốn nhận được trong bài thi Thpt môn tiếng Anh là bao nhiêu, điểm số đó bạn thực sự có hài lòng, điểm thi tiếng anh có phải là điểm cứu bạn khỏi những môn khác.
Lên kế hoạch cho bản thân
Lập kế hoạch cho bản thân là cơ hội để chúng ta nhìn nhận quá trình ôn luyện và dõi theo sự tiến bộ của mình theo từng ngày. Vậy hãy lên kế hoặc ngay từ đầu để định hướng và vạch ra một con đường rõ ràng trong quá trình ôn luyện.
Lộ trình rõ ràng sẽ giúp bạn đạt hiệu quả nhanh hơn rất nhiều so với việc học bừa phứa, lung tung. Vậy hãy thiết lập cho mình một thời gian biểu hợp lí để ôn tập cho kì thi bởi vì đích đến cuối cùng là chúng ta vẫn luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân hãy đọc tiếp để biết làm thế nào để đặt ra những kế hoạch một cách cụ thể nhé
Lên lịch trình ôn luyện
Ví dụ: Sau khi đã vạch ra mục tiêu và thang điểm mong muốn. Hãy bắt đầu ôn luyện bằng việc chia nhỏ thời gian trong ngày
Dành thời gian 1 tuần ôn luyện lại toàn bộ các chuyên đề ngữ pháp trong suốt quá trình học. Việc ôn luyện giúp các em nắm sơ bộ kiến thức, các chuyên đề ngữ pháp thường xuất hiện. Bởi đề thi khá sát so với chương trình học.
Bắt đầu chia thời gian ôn luyện các dạng bài trong đề thi THPT.
Thứ 2 | Ôn tập: Phần ngữ âm |
Thứ 3 | Ôn tập: Dạng bài tìm từ Đồng Nghĩa ,Trái Nghĩa |
Thứ 4 | Ôn tập: Dạng bài Đọc hiểu câu hỏi suy luận, tìm từ thay thế, rèn luyện kĩ năng đọc |
Thứ 5 | Ôn tập: phần bài hoàn thành câu, viết lại câu , kết hợp câu |
Thứ 6 | Ôn Tập: bài tập hoàn thành đoạn văn, bài tập tìm lỗi sai |
Thứ 7 | Tìm lỗi sai |
Chủ Nhật | ….. |
Giai đoạn làm đề thi thử
Các em tìm lại đề thi THPT của các năm trước để bắt tay vào làm đề
Dành ra 1 tuần để làm các đề thi này và phân loại theo điểm số
- Nếu điểm số chưa vượt qua thang điểm mong muốn: Hãy quay lại ôn tập lại kiến thức để ăn chắc điểm 5 – 6
- Nếu điểm số bằng với thang điểm mong muốn: Hãy rà soát lại các bài thi từng làm, ghi chú note ra các lỗi sai của mình thường mắc phải và ghi nhớ.
- Nếu điểm số cao hơn thang điểm nhưng chưa đạt điểm cao. Hãy kiểm tra các câu hỏi khó, các lỗi sai ngớ ngẩn thường xuyên mắc điểm khi làm đề và rút kinh nghiệm.
Trước khi thi 1 tuần hãy ôn luyện 1 lần nữa và thả lỏng, để tinh thần thoải mái hoàn thành bài thi tốt nhất. Điểm mấu chốt ở chiến lược ôn luyện là sự kiên trì, bám sát lộ trình mục tiêu đề ra để đạt được hiệu quả cao nhất.
Chiến lược ôn luyện bài thi tiếng Anh
Các bước ôn luyện kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện khả năng ngữ pháp, và tâm lý làm bài thi của mình một cách hiệu quả.
Nắm được ma trận, cấu trúc đề thi tiếng Anh THPT
Bước đầu tiên, các em hãy tìm tài liệu bài viết về các dạng bài thi môn tiếng Anh THPT. Nắm được cấu trúc sẽ giúp các em vạch ra lộ trình dễ dàng hơn. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”
Biết được đề thi các năm có những dạng bài nào sẽ khiến các em chủ động ôn luyện dễ dàng hơn. Đồng thời thông qua ma trận này, các em biết được nên tập trung vào dạng đề nào để lấy được mức điểm phù hợp với mục tiêu đề ra.
Nắm được ngữ pháp và từ vựng
Cách học từ vựng: Xem lại từ vựng các chủ đề trong sách giáo khoa và các từ vựng mở rộng theo chủ đề. Các chủ đề thường gặp như văn hóa, giáo dục, môi trường, giao tiếp, công nghệ… Các em có thể dụng Flash card để học hoặc luyện từ mới theo phương pháp học theo ngữ cảnh.
- Phát âm có đuôi s/es
- Trọng âm
- Các từ loại: Danh từ, động từ, tính từ…
- Các cấu trúc câu so sánh, điều kiện, rút gọn…
- Câu hỏi đuôi
- Câu tường thuật, bị động…
- Đảo ngữ
Giai đoạn làm đề
Làm đề thi các năm và các đề thi thử nhiều như đề thi thật. Ép mình làm đề giống với môi trường, thời gian như với bài thi thật. Điều này sẽ giúp các em làm quen và dễ dàng thích nghi với môi trường của bài thi thật.
- Sau mỗi khi làm đề, hãy tính điểm và so đáp án chấm bài theo khung điểm của đề thi. Đánh giá lại năng lực của bản thân đang thiếu sót về chuyên đề nào.
- Ghi ra giấy lỗi sai và ghi nhớ thật kỹ lỗi sai mắc phải để tránh lặp lại trong các đề thi sau. Dần dần lỗi sai sẽ hạn chế trong các đề tiếp theo.
- Nếu mức điểm tương đối cao hãy tập trung các câu khó để tăng điểm thi của mình.
Phân chia thời gian khi làm đề
Theo ma trận đề thi thì các câu hỏi rơi nhiều vào phần đọc hiểu vì vậy hãy tập trung nhiều vào các câu hỏi này để rèn luyện khả năng phân bổ thời gian cho các câu hỏi khác. Đừng bỏ lỡ điểm ở các câu dễ như ngữ âm, trọng âm, tìm lỗi sai…
Phân thời gian bằng việc làm đề thi thử qua các khung giờ sẽ giúp bạn cải thiện điều này. Hãy chú ý nhé.
Hi vọng bài viết này của luyện thi THPT sẽ giúp các em có được một phương án ôn luyện phù hợp nhất. Việc đạt điểm 6- 8 trong đề thi THPT hoàn toàn là điều có thể làm được. Chỉ cần chăm chỉ, ôn luyện theo đúng lộ trình và mục tiêu vạch ra.
Chúc các em thành công!